Ở cả người trẻ và người cao tuổi, tình trạng tê mỏi cánh tay thường xuất hiện khiến bạn cảm thấy cơn đau rõ rệt, gây khó chịu trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Vậy liệu có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Dấu hiệu tê mỏi cánh tay
Tê mỏi cánh tay là tình trạng rối loạn ở cơ bắp hoặc mô mềm xung quanh dây chằng và gân. Điều này dẫn đến cảm giác đau buốt, tê ngứa, yếu cơ, cản trở người bệnh vận động tứ chi. Tình trạng khởi phát với triệu chứng ban đầu như:

- Tê bì ở đầu ngón tay, vùng cơ, xuất hiện cảm giác châm chích, dị cảm như kiến cắn, chuột rút rất khó chịu.
- Mức độ đau mỏi càng về sau càng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến vận động
- Khi ngón tay bị tê buốt và nhức nhối ngày càng nhiều, sẽ bắt đầu lan qua phía bàn tay, cổ tay, cẳng tay, cánh tay, khiến bệnh nhân gần như mất cảm giác hoàn toàn
Nguyên nhân dẫn đến tê mỏi cánh tay
Các bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp
Theo các chuyên gia, 75% trường hợp tê mỏi cánh tay là do một số bệnh lý:
- Thoái hóa cột sống: Cột sống bị thoái hóa khiến sụn khớp và đốt sống bị mài mòn, cọ xát với rễ thần kinh, là nguồn cơn của cơn đau nhức, tê bì khó chịu.
- Thoát vị đĩa đệm: Khi nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi, ống sống và rễ thần kinh có thể bị chèn ép, gây ra đau buốt cánh tay và hai chân, hạn chế vận động của cơ thể.
- Thoái hóa khớp: Nếu khớp tay, khớp đầu gối hoặc khớp háng bị bào mòn và tổn thương thì cánh tay là vùng dễ bị nhức mỏi, khó cử động nhất.
- Viêm thấp khớp (viêm đa khớp dạng thấp): Đây là tình trạng khớp tay và khớp chân bị viêm nhiễm, do do thói quen ngồi hoặc nằm quá lâu ở một vị trí trong thời gian dài, dẫn đến các khớp bị căng cứng, tay chân tê rần.
Cơ thể thiếu chất, suy nhược
Tê mỏi cánh tay có thể xảy ra do cơ thể thiếu chất, ăn uống không khoa học, thiết hụt một số khoáng chất cần thiết như: vitamin nhóm B (B1, B12), vitamin E, Axit Folic, Canxi, Kali, Magie, Sắt, Kẽm…
Yếu tố thời tiết
Nhiều người không biết rằng, hệ thống xương khớp và mô cơ trong cơ thể vô cùng nhạy cảm với áp suất khí quyển trong môi trường sống. Trong khi đó, nếu thời tiết thay đổi thì áp suất khí quyển cũng thay đổi, đặc biệt là chuyển giao mùa lạnh khiến áp suất thấp hơn. Điều này vô hình chung đã tạo áp lực cho xương khớp, gây đau nhức chân tay dữ dội, triền miên.
Các biện pháp khắc phục tê mỏi cánh tay tự nhiên
Với tình trạng tê mỏi cánh tay ở mức độ nhẹ, giai đoạn đầu, bạn hoàn toàn áp dụng các phương pháp như:
Massage

Để xoa dịu cơn đau, bạn có thể lựa chọn liệu pháp massage. Trước giờ đi ngủ, bạn thực hiện khoảng từ 20 – 30 phút để đạt hiệu quả cao nhất. Bạn xoa bóp nhẹ nhàng từ cổ chân lên đùi và ngược lại, từ cổ tay đến vai và ngược lại. Việc duy trì đều đặn, lặp đi lặp lại cách massage giúp thúc đẩy tuần hoàn máu tốt hơn, cải thiện tê mỏi chân tay, vừa cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Trị liệu thần kinh cột sống
Tại Mỹ và nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới, trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) là một trong những lựa chọn hàng đầu để điều trị tận gốc bệnh lý cơ xương khớp, trong đó có tê mỏi cánh tay.
Đây là liệu pháp sử dụng tay để thực hiện các thao tác nắn chỉnh chuẩn xác với lực tác động phù hợp cho từng vị trí đau, nhằm phục hồi cấu trúc sai lệch về đúng vị trí ban đầu, giải phóng dây thần kinh bị chèn ép, kích thích, đưa cơ thể trở về trạng thái cân bằng
Vật lý trị liệu
Phương pháp này bao gồm các bài tập phù hợp hoặc điều trị bởi các thiết bị hiện đại nhằm cải thiện tuần hoàn máu, giảm đau nhức tay chân, tăng tính linh hoạt cho xương khớp.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Đối với tình trạng tê mỏi cánh tay, chế độ dinh dưỡng cũng không thể xem nhẹ. Trong đó người bệnh nên bổ sung các nhóm dưỡng chất:
- Vitamin D (ăn một loại cá như cá trích, cá mòi, hàu, tôm, lòng đỏ trứng, sữa, những chế phẩm từ sữa).
- Canxi (có trong hạt chia, hạt vừng, phô mai, sữa chua, cá mòi, các loại đậu).
- Magie (có trong socola đen, chuối, bơ, ngũ cốc nguyên hạt, rau lá xanh).
- Axit béo Omega 3 (có trong cá hồi, dầu cá, hạnh nhân, hạt óc chó).
Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung thực phẩm chức năng chứa Glucosamine để tăng cường sự rắn chắc của xương khớp, hạn chế thoái hóa.
Đối với tình trạng tê mỏi cánh tay, bạn không nên quá lo lắng hay quá chủ quan. Hãy tìm cách khắc phục và điều trị sớm