Các vị trí đau lưng thường gặp bạn không thể không biết

Đau vùng lưng là tình trạng không ít người gặp phải. Có cơn đau thuyên giảm ngay lập tức, có cơn đau kéo dài dai dẳng. Vì vậy, tùy từng mức độ và vị trí đau lưng, bạn cần có phương pháp điều trị và nghỉ ngơi phù hợp. 

Đau tại vùng cổ vai gáy

Một vị trí đau lưng mà dân văn phòng thường gặp. Tình trạng xảy ra do nhiều nguyên nhân như: 

  • Căng cơ hoặc dây chằng do sai tư thế khi ngồi máy tính, cúi gập người
  • Thoái hóa đốt sống cổ hoặc đốt sống lưng trên
  • Chấn thương hoặc căng cơ khi vận động mạnh
  • Các bệnh lý như viêm khớp, thoát vị đĩa đệm vùng cổ
  • Stress hoặc căng thẳng tâm lý gây co cứng cơ

 

Đau giữa vùng ngực và cột sống ngực

Nếu đau tại vị trí này, rất có thể do bạn 

  • Ngồi sai tư thế 
  • Chấn thương cột sống ngực
  • Viêm xương khớp, thoái hóa đốt sống ngực
  • Các vấn đề nội tạng (bệnh tim, phổi, dạ dày, hoặc túi mật) có thể gây đau lan ra vùng lưng giữa.

 

Đau thắt lưng dưới

Vị trí đau lưng phổ biến nhất mà nhiều từng gặp ít nhất một lần. Cơn đau xảy ra do nhiều nguyên nhân:

  • Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng.
  • Căng cơ, bong gân do vận động mạnh hoặc sai tư thế.
  • Viêm khớp cột sống hoặc viêm dây chằng.
  • Hội chứng đau cơ thắt lưng mạn tính.
  • Bệnh lý nội tạng (thận, ruột, hoặc tử cung ở nữ giới)

 

Đau lưng lan xuống hông và chân (đau thần kinh tọa)

Bệnh nhân gặp những tình trạng dưới đây thường rất dễ bị đau thần kinh tọa

  • Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh tọa.
  • Hẹp ống sống hoặc viêm rễ thần kinh.
  • Căng cơ hoặc tổn thương cơ vùng mông, đùi.

 

Đau lan ra hai bên sườn

Nguyên nhân phổ biến:

  • Bệnh lý thận (sỏi thận, viêm thận).
  • Viêm cơ, căng cơ vùng lưng hai bên.
  • Viêm dây thần kinh liên sườn.

Có thể cải thiện cơn đau tại nhà không?

Đối với tùy từng bị trí đau lưng, mỗi phương pháp điều trị và cải thiện sẽ khác nhau. Tuy nhiên, để tránh tái phát và cải thiện cơn đau, bạn cần 

Thay đổi tư thế và thói quen sinh hoạt

  • Ngồi đúng tư thế: Giữ lưng thẳng, vai thả lỏng, và chân đặt vuông góc trên sàn.
  • Tránh ngồi lâu: Cứ mỗi 30-60 phút, nên đứng lên đi lại hoặc duỗi cơ thể.
  • Sử dụng ghế hỗ trợ cột sống: Đảm bảo ghế có tựa lưng tốt, có thể đặt thêm gối nhỏ ở vùng thắt lưng.
  • Khi nằm: Nằm ngửa hoặc nghiêng, dùng gối hỗ trợ phần lưng dưới hoặc đầu gối.

Thực hiện bài tập nhẹ nhàng

  • Tăng cường cơ lưng và bụng: Các bài tập yoga, Pilates hoặc plank giúp hỗ trợ cột sống.
  • Kéo giãn cơ: Thực hiện bài tập kéo giãn cơ lưng, hông và chân như tư thế mèo – bò, tư thế em bé (child pose).
  • Đi bộ: Tăng tuần hoàn máu và giảm áp lực lên cột sống.

Chườm nóng hoặc lạnh

  • Chườm nóng: Thư giãn cơ bắp và tăng tuần hoàn máu, đặc biệt hiệu quả với căng cơ hoặc đau mãn tính.
  • Chườm lạnh: Giảm sưng và viêm, thích hợp khi mới bị đau do chấn thương hoặc căng cơ.
  • Duy trì thực hiện trong 15-20 phút, 2-3 lần/ngày.

Massage và sử dụng dầu xoa bóp

  • Massage nhẹ nhàng: Giúp giảm căng cơ, tăng lưu thông máu ở vùng đau.
  • Dầu xoa bóp: Sử dụng các loại dầu có chứa thành phần như menthol, long não, hoặc dầu gừng để làm dịu cơn đau.

Duy trì cân nặng hợp lý

Một trong những cách giảm áp lực lên cột sống là duy trì cân nặng lý tưởng kết hợp chế độ ăn uống giàu canxi, vitamin D (có trong cá hồi, sữa, trứng) để bảo vệ xương khớp.

 

Nghỉ ngơi hợp lý

Tránh làm việc quá sức: Hạn chế mang vác vật nặng hoặc cúi gập người sai cách.

Ngủ đủ giấc: Giúp cơ thể hồi phục, giảm đau. Nên dùng đệm có độ cứng vừa phải để hỗ trợ lưng.

 

Thực hiện kỹ thuật thở và thư giãn

Giảm căng thẳng: Các bài tập thở sâu hoặc thiền giúp giảm co cứng cơ do căng thẳng.

Ngâm nước ấm: Thêm muối Epsom vào bồn tắm để giảm đau lưng hiệu quả.

 

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Nếu bạn gặp các triệu chứng sau đây, hãy đi khám sớm:

Đau lưng kéo dài hơn 2 tuần không giảm.

  • Đau kèm tê yếu chân, khó đi lại.
  • Đau sau chấn thương hoặc tai nạn.
  • Kèm sốt, sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Đau lưng kèm các triệu chứng của bệnh nội tạng (tiểu buốt, đau bụng, khó thở).
  • Việc xác định đúng vị trí và nguyên nhân sẽ giúp điều trị đau lưng hiệu quả hơn.

Khi xuất hiện cơn đau, bạn cần xác định đúng vị trí đau lưng. Hãy theo dõi chuyển biến cơn đau để có biện pháp xử lý phù hợp.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *