Người bệnh sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì?

Sỏi thận là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của hệ tiết niệu và gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tái phát sỏi thận. Vậy người bệnh sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì, cùng tìm hiểu ngay tại đây.

Các thực phẩm người bệnh sỏi thận nên bổ sung

Thực phẩm giàu nước

Nước được nạp vào cơ thể giúp pha loãng nước tiểu, làm giảm nguy cơ hình thành sỏi thận. Mỗi ngày, bạn nên uống ít nhất 2-3 lít nước mỗi ngày, kết hợp sử dụng các loại thực phẩm nhiều nước như dưa hấu, dưa leo, cam, bưởi, và lê.

Thực phẩm giàu citrate

Citrate có khả năng ngăn chặn sự kết tinh của oxalate và canxi – hai thành phần chính tạo nên sỏi thận. Bạn có thể bổ sung citrate thông qua sử dụng chanh, cam, bưởi hoặc các loại nước ép từ trái cây.

Thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ giúp loại bỏ lượng canxi và oxalate dư thừa trong đường ruột, giảm gánh nặng cho thận. Rau xanh (rau bina, cải bó xôi), ngũ cốc nguyên hạt, đậu xanh, đậu lăng sẽ là những lựa chọn tốt dành cho bạn.

Thực phẩm giàu magie

Magie giúp giảm hấp thụ oxalate, từ đó ngăn ngừa sự hình thành sỏi. Các loại hạt (hạnh nhân, hạt bí), cá hồi, và các loại rau xanh như bông cải xanh.

Người bệnh sỏi thận nên kiêng ăn gì?

Thực phẩm giàu oxalate

Có thể bạn, chưa biết Oxalate kết hợp với canxi trong nước tiểu dễ tạo thành sỏi. Vì vậy, trong thực đơn hàng ngày, bạn cần hạn chế hoặc tránh sử dụng một số thực phẩm như rau muống, cải xoong, củ cải đường, khoai lang, sô-cô-la, trà đặc.

Thực phẩm giàu purin

Purin chuyển hóa thành axit uric trong cơ thể, làm tăng nguy cơ sỏi axit uric. Do đó, bạn nên cân đối thực đơn hợp lý, hạn chế ăn nội tạng động vật, thịt đỏ (bò, lợn), cá mòi, cá thu, hải sản.

Thực phẩm quá mặn

Natri trong muối làm tăng lượng canxi bài tiết qua nước tiểu, tạo điều kiện cho sỏi hình thành. Các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, dưa muối, thực phẩm đóng hộp là nhóm bạn cần chú ý khi ăn.

Đồ uống có cồn và caffeine

Cồn và caffeine có thể làm mất nước, tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Rượu bia, cà phê đặc, nước ngọt có gas là những đồ uống bạn nên tránh nhé.

Chế độ sinh hoạt hàng ngày cho người sỏi thận

Duy trì lối sống vận động tích cực


Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường chức năng thận. Tuy nhiên, người bệnh nên tránh các bài tập nặng, gây áp lực cho vùng bụng và lưng.

Ngủ đủ giấc


Giấc ngủ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và chức năng thận. Cố gắng ngủ 7-8 giờ mỗi đêm để hỗ trợ quá trình phục hồi cơ thể.

Tư thế sinh hoạt đúng cách

Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu, vì điều này có thể làm trì trệ tuần hoàn máu và ảnh hưởng đến chức năng thận.

Có dùng được ghế massage khi bị sỏi thận?

Ghế massage là thiết bị thư giãn rất phổ biến, nhưng với người bệnh sỏi thận, cần sử dụng đúng cách để tránh tác dụng phụ. Việc massage nhẹ nhàng vùng lưng có thể giảm đau và hỗ trợ tuần hoàn máu, giúp người bệnh thư giãn, giảm căng thẳng.

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bạn không nên chế độ massage mạnh ở vùng lưng dưới, tránh tác động trực tiếp lên vùng thận. Chỉ sử dụng ghế massage dưới sự hướng dẫn của bác sĩ nếu bạn đang trong giai đoạn điều trị hoặc có sỏi lớn.

Chế độ ăn uống và lối sống đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa sỏi thận. Người bệnh cần bổ sung thực phẩm giàu nước, citrate, chất xơ, và magie, đồng thời tránh xa thực phẩm giàu oxalate, purin, đồ ăn mặn và các chất kích thích. Việc sử dụng ghế massage cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng để mang lại hiệu quả tích cực.

Nếu bạn hoặc người thân đang gặp vấn đề về sỏi thận, hãy tuân thủ các hướng dẫn trên để cải thiện chất lượng cuộc sống và bảo vệ sức khỏe lâu dài.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *