Đau bả vai có nguy hiểm?

Do tính chất công việc và thói quen sinh hoạt, đau bả vai là tình trạng phổ biến mà nhiều người trải qua. Phần lớn các cơn đau có thể thuyên giảm và khỏi hẳn sau một thời gian nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm. Ngay bây giờ, mời bạn cùng tìm hiểu để có phương pháp điều trị đúng và kịp thời.

Cơn đau bả vai nguyên dân do đâu

Tại khu vực bả vai, nhiều khi bạn sẽ có cảm giác và khó chịu mỗi khi cử động. Cơn đau âm ỉ, có thể chuyển từ nhẹ đến nặng, lan sang cả vùng cổ và các cơ xung quanh. Điều này sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến khả năng di chuyển và hoạt động hàng ngày của người bệnh.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau bả vai trong đó phải kể đến:

  • Căng thẳng, áp lực: Công việc áp lực, tâm trạng căng thẳng có thể gây căng cơ và đau nhức ở bả vai. Đây là tình trạng phổ biến nhất dân văn phòng thường gặp.
  • Ít vận động, ngồi làm việc sai tư thế: Nếu thời gian dài ít vận động, bạn sẽ dễ cảm thấy căng cơ, đau vai. Ngoài ra, việc ngồi hay ngủ sai tư thế cũng dễ khiến bạn gặp tình trạng đau, tê cứng bả vai.
  • Chấn thương vùng vai: Chấn thương tại vai do tai nạn hoặc vận động quá mức có thể để lại di chứng, gây đau bả vai.

  • Căng cơ: Nguyên nhân phổ biến dẫn đến cơn đau xuất phát từ các cơ và mô. Nhóm cơ ở vai và lưng là một trong những vị trí để tổn thương nhất. Vì vậy, nếu bạn sử dụng quá sức các cơ ở vai thì cơn đau là điều dễ hiểu.
  •  Rách cơ chóp xoay vai: Chóp xoay bị rách/đứt là tình trạng các cơ xoay của khớp vai bị rách một phần hoặc toàn phần. Khi các cơ xoay ở khớp vai đã vận hành quá lâu, các gân cơ chóp xoay dễ gặp tình trạng bị thoái hoá, mài mòn.

Khi nào cần thăm khám, điều trị 

Đau bả vai thường không phải là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng, nhưng nếu không được chăm sóc, nó có thể gây ra các vấn đề lâu dài như viêm cơ hoặc thoái hóa cột sống cổ. Vì vậy trước tiên, bạn cần tìm các biện pháp khắc phục cơn đau tại nhà. Tuy nhiên, nếu cơn đau không thuyên giảm và tần suất đau nhiều hơn, bạn cần đi thăm khám sớm. Đây có thể dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm như loãng xương, thoái hóa khớp vai, hẹp ống sống, thoái hóa đĩa đệm hay vấn đề ở tim.

Biện pháp phòng ngừa đau bả vai

Để giảm cơn đau bả vai, bạn cần: 

  • Duy trì tư thế đúng: Ngồi và đứng đúng cách, đảm bảo máy tính và bàn làm việc được thiết lập phù hợp.
  • Vận động đều đặn: Thực hiện các bài tập giãn cơ và tập thể dục định kỳ để giữ cho cơ bắp linh hoạt và giảm căng thẳng.

  • Quản lý cảm xúc, giảm căng thẳng: Thực hiện các kỹ thuật giảm stress như thiền, yoga để giảm căng thẳng và giữ cho cơ bắp không bị căng thẳng.

Một số phương pháp cải thiện đau bả vai

Để bảo vệ các khớp vùng vai:

  • Thiết lập lịch trình giãn cơ: Thực hiện các bài tập giãn cơ hàng ngày để giảm căng thẳng và cải thiện sự linh hoạt.
  • Chườm vai: Sử dụng túi nhiệt hoặc gói lạnh để giúp giảm đau và giảm viêm

  • Liệu pháp massage: Ghế massage là thiết bị chăm sóc sức khỏe cơ xương khớp lý tưởng tại nhà. Đây cũng là phương pháp hiệu quả để bạn chăm sóc bả vai. Massage tại nhà, bạn có thể sử dụng khoảng 15 – 30 phút. Khi sử dụng ghế massage, hãy thả lỏng người, điều chỉnh chế độ massage tập trung tại vai và gáy đồng thời tìm tư thế nằm thoải mái. 

Ngoài các phương pháp trên, bạn nên duy trì chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng. Hạn chế mang vác vật nặng làm ảnh hưởng đến vùng vai và gáy. Không nên duy trì tư thế nằm, đứng hay ngồi quá lâu gây ảnh hưởng đến việc lưu thông máu đến vùng đang bị tổn thương. Với những lưu ý trên, việc sử dụng ghế massage để mang lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị đau mỏi vai gáy không còn quá khó khăn. 

Đau bả vai là bệnh không quá nghiêm trọng nếu bạn luôn chú ý, cải thiện kịp thời. Để lựa chọn mẫu ghế phù hợp, hãy kết nối với Fujikyo để được hỗ trợ chi tiết.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *