Golf là bộ môn thể thao được giới thượng lưu ưa chuộng. Dù vậy, giống như khi tham gia môn thể thao khác, người chơi cần có kỹ thuật cũng như tuân thủ các nguyên tắc khởi động để tránh những chấn thương không mong muốn. Ngay bây giờ, cùng tìm hiểu kỹ hơn tình trạng đau cổ tay khi chơi golf.
Nguyên nhân đau cổ tay khi chơi golf và dấu hiệu nhận biết
Đau cổ tay khi chơi golf có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Trong đó, bạn có thể đau do những nguyên nhân chủ quan như tập luyện quá sức, bắt tay vào chơi ngay khi ngồi nghỉ quá lâu, uốn cong cổ tay quá mức, tư thế chưa đúng hay do nguyên nhân khách quan như sân chơi kém chất lượng.
Cơn đau cổ tay khi chơi golf phổ biến thường là viêm dây chằng, sưng gân ở cổ tay, đặc biệt là ở cổ tay trái. Các dấu hiệu khác mà người chơi golf có thể thấy rõ khi bị đau cổ tay có thể kể đến:
- Nóng ở vùng tay
- Cổ tay bị sưng tấy sau khi chơi hoặc luyện tập, có cảm giác căng cứng khi cử động
- Phía sau cổ tay xuất hiện một cục u, giống như một cục hạch
- Ấn lên điểm đầu cổ tay có cảm giác đau nhói
- Cổ tay và bàn tay không có lực, trở nên yếu ớt
- Đau dữ dội đến độ không thể điều khiển được vùng cổ tay
Xử trí thế nào với tình trạng đau cổ tay khi chơi golf
Đau cổ tay khi chơi golf có thể là những cơn đau cấp tính nhưng cũng có thể là cơn đau mãn tính.
Đau cổ tay cấp tính khi chơi golf
Khi chấn thương khởi phát đột ngột, bạn cần bình tĩnh đánh giá mức độ tổn thương. Nếu tình trạng chỉ là trẹo xương cổ tay, giãn dây chằng hoặc bong gân thì chỉ cần sơ cứu giảm đau tạm thời và điều trị phục hồi.
Một số cách để phục hồi cơn đau cổ tay:
- Nâng cao tay: Khi tay bị chấn thương, việc dùng gối, khăn hay móc để nâng cổ tay bị thương cao hơn so với ngực sẽ giúp giảm sưng đau hiệu quả.
- Chườm đá tại vùng sưng đau: Bạn chuẩn bị một chiếc khăn khô, bọc đá vào khăn để chườm lên vị trí tổn thương, xoa dịu cơn đau không nên dùng nước đá hoặc đá trực tiếp vì có thể gây bỏng lạnh.
- Nghỉ ngơi: Cần tạm dừng việc chơi golf một thời gian để cổ tay có thể nhanh chóng phục hồi, tránh chấn thương nghiêm trọng hơn khi luyện tập quá sức.
- Quấn băng: Khi gặp chấn thương, để hạn chế tổn thương nghiêm trọng, giảm sưng đâu, bạn có thể quấn băng trong vòng 48 – 72 giờ. Bạn dùng băng ép hoặc dải đàn hồi để quấn quanh vị trí cổ tay chấn thương, quấn vừa phải để đảm bảo sự lưu thông máu.
Nếu sau 2-3 ngày cơn đau không thuyên giảm, bạn nên tới các trung tâm sức khỏe, bệnh viện để kiểm tra tình trạng vì rất có thể bị tổn thương cổ tay nặng, ảnh hưởng đến xương nên cần can thiệp y tế để khắc phục kịp thời.
Đau cổ tay mãn tính
Cơn đau cổ tay thường tiến triển từ từ nên nhiều người bệnh chủ quan, không đi thăm khám sớm. Vì vậy, dù ở bất kỳ thời điểm nào, người bệnh đều cần thăm khám, điều trị sớm để cổ tay đảm bảo chức năng.
Việc thăm khám tại trung tâm y tế sẽ giúp bạn biết đúng loại thuốc nào nên sử dụng, bổ sung canxi ra sao. Bên cạnh đó, đừng quên bổ sung dưỡng chất từ thực phẩm hàng ngày hoặc kết hợp với viên uống vitamin tổng hợp.
Phương pháp chăm sóc, bảo vệ cổ tay
Đau cổ tay khi chơi golf là tình trạng thường gặp nhưng các golfer không nên quá chủ quan. Để bảo vệ hay nâng cao “sức mạnh” cổ tay, quá trình chơi golf, đây là những lưu ý không thể bỏ qua.
- Bắt đầu chơi, bạn nên khởi động kỹ càng, đặc biệt là vung cổ tay
- Bóp mạnh quả bóng tennis trong tay để tăng cường cho tay và cổ tay xoay kỹ các vùng khớp cổ tay để hạn chế chấn thương bất ngờ
- Dùng lực vừa phải để ép lên cán gậy. Cử động vung gậy ra phía sau vừa phải, giảm sử dụng động tác cổ tay quá mức
- Luyện tập xử lý trong các tình huống khác nhau để linh hoạt trong quá trình chơi
- Trang bị thêm găng tay hoặc băng quấn để bảo vệ bàn tay, cổ tay
- Chơi đúng kỹ thuật: Dùng sức vừa phải để ép lên cán gậy. Cử động vung gậy ra phía sau vừa phải, giảm sử dụng động tác cổ tay quá mức và tránh vung gậy quá sâu làm tung cả đám cỏ dày lên.
Bằng việc chuẩn bị tốt, chơi đúng kỹ thuật, bạn sẽ tránh được tình trạng đau cổ tay khi chơi golf. Hãy bảo vệ cổ tay từ những chi tiết nhỏ nhất.